Các chế độ lấy nét trên máy ảnh DSLR
Hiện nay các máy ảnh ra đời đều hỗ trợ các chế độ mới, trong đó các ống kính được sản xuất ra với nhiều tính năng đặc biệt là khoản lấy nét. Vậy có các chế độ cơ bản nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Các chế độ lấy nét trên máy ảnh DSLR
Các chế độ lấy nét trên máy ảnh DSLR
Hầu hết các máy ảnh DSLR hoặc trên lens đều có chế độ lấy nét AF (Auto Focus) và MF (Manual Focus). Riêng các dòng máy ảnh Của Sony DSLR hoặc DSLT có nút gạt AF trên thân máy và trên lens, còn các hãng khác thông thường ở trên lens.
Đầu tiên chúng ta tìm hiểu về các chế độ AF nhé
(-) Đối với máy ảnh Canon
+Đầu tiên là chế độ One Shot: Máy sẽ chọn vài điểm nét chọn lọc với riêng mỗi tấm hình.
+ Thứ 2: Chế độ AI Focus AF: Máy bắt nét các đối tượng bất thường xuất hiện trong khung hình.
+ Thứ 3: Chế độ AI Servo AF: Máy lấy nét liên tục theo chủ thể chuyển động, phù hợp với việc quay phim.
(-) Đối với máy ảnh Nikon
+Chế độ Single Point AF: Cũng như Canon máy sẽ chọn vài điểm lấy nét chọn lọc cho mỗi tấm hifh.
+ Dynamic Area AF: việc lấy nét tùy thuộc vào máy DSLR của bạn hỗ trợ bao nhiêu điểm lấy nét tập trung. Chọn một điểm đơn AF và nó sẽ các khu vực xung quanh điểm lấy nét đó nhằm mục đích như sao lưu một điểm mạnh khi chụp đối tượng đang chuyển động.
+ Chế độ Auto Area AF: sử dụng thông tin về màu sắc và các thuật toán để nhận dạng khuôn mặt, đặc biệt tự động tập trung vào khuôn mặt của một cá nhân trong khung hình, nó hữu ích khi ban không có thời gian chọn một vài điểm tập trung,hoặc khi bạn dùng chếđộ chụp live view.
(-) Đối với máy ảnh Sony
+ Chế độ AF-S: Chế độ lấy nét từng tấm, sau khi bạn bấm nửa cò thì máy sẽ tự động lấy nét. Khi mà chủ thể đã được lấy nét xong lúc điểm lấy nét sẽ bị khóa. Cách này phù hợp với việc chụp ảnh tĩnh, phong cảnh, chân dung đơn.
+ Chế độ AF-C: Chế độ lấy nét liên tục, chế độ này lấy nét liên tục khi chủ thể có thể vẫn đang chuyển động, phù hợp cho các thể loại, thể thao, và chuyển động, đá bóng….
+ Chế độ AF-A: Chế độ lấy nét tự động linh hoạt (Automatic), chế độ này chỉ có ở các máy ảnh Ngàm A, DSLR và DSLT, máy sẽ tự động nhận diện chủ thể chuyển động hay đứng yên để tự động chuyển đổi giữa 2 chế độ AF-S và AF-C sao cho phù hợp.
-> Chung quy lại các chế độ AF phù hợp cho các kiểu chụp hình đảm bảo các yếu tố nhanh và liên tục, nhưng có một số trường hợp không nên sử dụng chế độ lấy nét AF như chụp macro hay chụp ảnh có vật thể trước chủ thể…..
Các chế độ lấy nét trên máy ảnh DSLR
Vì thế chúng ta cùng tìm hiểu chế độ MF nhé.
Đầu tiên chúng ta lâu lâu nhớ đến hồi xưa chưa có lens AF, thời còn máy film toàn sử dụng lens MF, đến giờ lens MF vẫn còn sản xuất của các hãng Leica hay lens carl zeiss… hiện nay có rất nhiều ngàm ( Mount) được sản xuất để tận dụng lens MF của máy phim rất tốt với giá cực rẻ. Vậy câu hỏi đặt ra là có nên mua lens MF, chúng ta cùng tìm hiểu tại Tìm hiểu lens MF nhé.
Đôi khi việc sử dụng chế độ AF rất khó khăn ở một vài trường hợp, mình xin lấy ví dụ đó là các bạn chụp ảnh thể loại chân dung mà có chi tiết che một phần mẫu như các bạn chụp chân dung mà có mấy lá cây che mất mẫu, vô tình máy sẽ lấy nét ở chiếc lá, vì vậy ta sẽ chuyển qua chế độ MF để chỉnh tay sao cho phù hợp và lấy nét đúng. Tiếp theo đó là khi bạn chụp chế độ macro để chụp các vật bé li ti hay côn trùng chẳng hạn đôi khi máy sẽ lấy nét không chuẩn và vòng lấy nét AF có hạn nên bạn phải chỉnh tay để tạo ra những bức hình đẹp và kinh nghiệm chụp ảnh macro đẹp.
Hiện nay việc lens MF máy phim đang hồi sinh nên việc các ngàm chuyển đổi cũng đang được sản xuất nhiều với giá rất rẻ, các loại ngàm này bao gồm loại có chip báo nét và loại không chíp, giá loại có chip giao động từ 350 nghìn đồng và không chip là khoảng 100 nghìn đồng. Riêng các hãng máy ảnh hỗ trợ chụp lens MF cực tốt đó là máy ảnh Fujifilm có chế độ zoom chỗ lấy nét lên để lấy nét đúng và Sony là cũng zoom lên và chế độ peaking color, khi bạn lấy đúng nét thì chỗ nét sẽ vàng lên, trắng hay đỏ tùy vào màu mà các bạn cài đặt. Để tìm hiểu thêm về máy ảnh Sony các bạn tham khảo tại Có nên mua máy ảnh sony.
Vừa rồi là bài viết Các chế độ lấy nét trên máy ảnh DSLR hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Cám ơ n các bạ n đã theo dõi bài viết.
(*) Cả nhà tham gia Hội những người đam mê nhiếp ảnh để tiện giao lưu trao đổi kinh nghiệm về nhiếp ảnh cũng như chỉnh sửa hình ảnh nhé.