Cách chụp ảnh ban đêm đẹp và không bị nhòe

6040

Dù chụp ảnh trong nhà hay ngoài trời, những bức ảnh trong điều kiện ánh sáng kém đều là thử thách đối với người chụp. Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn hoàn thành tác phẩm của mình với chất lượng tốt hơn.

Chụp ảnh ban đêm thường là khó hơn ban ngày rất nhiều. Ánh sáng càng ít, bạn càng khó chụp được những bức ảnh như ý. Dù bạn chụp ảnh trong nhà hay ngoài trời, những bức ảnh trong điều kiện ánh sáng kém đều là thử thách đối với người chụp. Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn hoàn thành tác phẩm của mình với chất lượng tốt hơn.

Vì sao chụp ảnh ban đêm khó?

Vì sao chụp ảnh ban đêm khó?
Vì sao chụp ảnh ban đêm khó?

Đa số những bức ảnh chụp vào buổi tối đều không rõ nét do tốc độ màn trập quá chậm khi chụp. Khi tốc độ màn trập lâu hơn 1/50s trong khi chụp bằng một thiết bị cầm tay, bức ảnh chắc chắn sẽ bị nhòe. Vấn đề không phải do tay bạn bị rung mà là do chính máy ảnh. Còn nếu bức ảnh được chụp với tốc độ màn trập chậm hơn 1/13 giây, bạn sẽ càng thấy rõ vấn đề với bức ảnh đó.

Thậm chí khi tốc độ màn trập đủ nhanh và camera không rung thì tốc độ chụp ảnh vẫn có thể quá chậm. Nếu bạn muốn bắt được khoảnh khắc đứng yên của một vật hoặc ai đó đang di chuyển, bạn sẽ cần điều chỉnh tốc độ màn trập vào khoảng 1/100 giây.

Không đủ ánh sáng sẽ khiến ảnh bị nhòe
Không đủ ánh sáng sẽ khiến ảnh bị nhòe

Lêch tiêu cự cũng có thể là một vấn đề. Hầu hết các camera đều gặp vấn đề khi lấy tiêu cự trong bóng tối bởi hệ thống trên camera của bạn dựa vào độ tương phản để lấy nét, mà trong bóng tối thì không thể xác định được độ tương phản. Thậm chí nếu bức hình không bị nhòe vì camera hoặc đối tượng di chuyển thì cũng sẽ nhòe vì lệch tiêu cự

Mặt kỹ thuật

Mặt kỹ thuật
Mặt kỹ thuật

Khi chụp ảnh buổi tối, trong gần như mọi trường hợp, bạn sẽ cần thiết lập camera ở chế độ khẩu độ ưu tiên. Bạn cần để khẩu độ từ f/1.8 tới f/4. Lựa chọn giá trị nào là tùy thuộc vào độ rộng ống kính và chiều sâu ảnh mà bạn muốn. Khẩu độ càng rộng thì ánh sáng lọt vào càng nhiều nhưng cũng làm giảm số lượng điểm ảnh nằm trong tiêu cự.

Nếu khẩu độ nhỏ hơn f/4, bạn sẽ không thể chụp được ảnh mà không sử dụng chân máy. Tốc độ màn trập của máy là một yếu tố quan trọng nhất khi chụp ảnh ban đêm. Bạn nên để tốc độ màn trập từ khoảng 1/50 giây đến khoảng 1/200 giây. Chậm hơn thì ánh sáng lọt vào nhiều hơn nhưng bạn sẽ cần để tốc độ màn trập nhanh hơn nếu đối tượng di chuyển. Tuy nhiên, trong chế độ ưu tiên khẩu độ, bạn sẽ không thể điều khiển tốc độ màn trập trực tiếp mà chỉ có thể điều khiển được khẩu độ và ISO.

Thiết lập ISO đến giá trị thấp nhất sẽ giúp bạn có được tốc độ màn trập mong muốn. Theo kinh nghiệm thì khi chụp ảnh chân dung nên để chỉ số ISO ở 3200 hoặc 6400, chừng đó là cao hơn rất nhiều so với chỉ số ISO cần thiết để chụp buổi tối. Nếu tốc độ màn trập của bạn nhanh hơn 1/200 giây thì ISO để như vậy là quá cao.

Một số mẹo khác

Một số mẹo khác
Một số mẹo khác

Khi bạn chụp vào ban đêm, cảnh vật có thể sẽ thay đổi rất nhanh. Trong một khoảnh khắc bức ảnh ngập tràn đèn đường thì khoảnh khắc sau đã toàn là màu đen. Nếu bạn chụp ở nơi có ánh sáng không thay đổi, hãy chuyển camera về chế độ điều khiển bằng tay và tự lựa chọn tốc độ màn trập, khẩu độ cũng như ISO phù hợp.

Máy ảnh của bạn sẽ mặc định là bạn đang chụp ảnh với ánh sáng ban ngày thế nên hãy thiết lập độ phân giải xuống một hoặc 2 điểm. Điều này không chỉ giúp tốc độ màn trập nhanh hơn mà còn giúp bức ảnh trông đẹp hơn.

Lựa chọn màu sắc cũng là một điều rất khó. Nhiều bức ảnh bị ám cam nặng mà không thể sửa được thậm chí cả bằng Photoshop. Nếu bạn không hài lòng với màu sắc của bức ảnh, hãy chuyển nó sang màu trắng và đen. Nếu ống kính của bạn có khả năng chống rung, hãy sử dụng chức năng này. Nó sẽ giúp bạn làm chậm tốc độ màn trập lại một chút nhưng sẽ chỉ giúp chống nhòe nếu máy bị rung chứ không thể chống nhòe khi chụp đối tượng đang di chuyển.

Nếu bạn chụp ảnh ban đêm tại thành phố, hãy tận dụng ánh sáng của đèn đường, cửa hàng, đèn xe và các nguồn sáng khác. Nếu bạn chụp phong cảnh, mọi việc sẽ dễ dàng hơn nhiều. Hãy sử dụng một chiếc gậy chụp ảnh và điều chỉnh tốc độ màn trập phù hợp.

Nếu camera gặp khó khăn trong việc tìm tiêu cự, điều tốt nhất cần làm là cố gắng và chọn tiêu cự vào khu vực có độ tương phản lớn nhất của đối tượng. Sau khi chọn xong, chuyển sang chế độ lấy nét bằng tay hoặc khóa chế độ lấy nét và chụp lại bức ảnh đó.

Không bao giờ sử dụng đèn flash tích hợp sẵn của những mẫu máy DSLR giá thành thấp. Nó sẽ làm bức ảnh bị xấu. Tốt nhất là nên chọn ISO cao và chuyển ảnh thành dạng đen trắng.

Thế nhưng nếu bạn có được ánh sáng đèn LED không phải từ camera, hãy tận dụng chúng. Đó chính là nguồn sáng giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn. Bức ảnh dưới đây chụp được từ ba nguồn ánh sáng flash, một ở bên dưới người trong ảnh, một ở camera bên trái và một ở camera bên phải người chụp ảnh.

Chia sẻ