Lưu ý 8 lỗi cơ bản khi bắt đầu chụp ảnh

3857

Dưới đây là 8 sai lầm mà những “tân binh” hay mắc phải và cách khắc phục.

1. Thiết lập sai các thông số

Thiết lập sai các thông số
Thiết lập sai các thông số

Điều tối thiểu khi muốn đến với nhiếp ảnh là bạn cần phải hiểu và thao tác thành thạo với các thông số chụp của máy. Các dòng máy ảnh hiện đại ngày nay đã “tự động” hơn rất nhiều trong việc chụp ảnh, giúp bạn hạn chế thao tác so với những dòng máy ảnh phim trước kia.

Tuy nhiên, việc hiểu cơ bản về các thông số chụp và cách thiết lập chúng không phải là thừa.

Cách đơn giản là hãy học kĩ các thông số như tốc độ màn trập, khẩu độ, ISO, cân bằng trắng… Các chế độ chụp P, M, AV, TV… sau đó mang máy ra và thực hành. Bạn sẽ nhanh chóng kiểm soát được chiếc máy ảnh của mình và cho ra những bức ảnh đẹp.

2. Lỗi phông nền

Lỗi phông nền
Lỗi phông nền

Đây cũng là một trọng những sai lầm phổ biến khi bắt đầu làm quen với nhiếp ảnh. Khi mới bắt đầu, mọi người thường có xu hướng chụp ảnh ngay khi thấy một cái gì đó đẹp và thú vị. Hay nói cách khác, bạn quá quan tâm tới chủ thể mà không xem xét đến những thứ xung quanh nó.

Khi chụp ảnh, ví dụ như chụp ảnh chân dung, tập thể, động vật… ngoài chủ thể, hãy chú ý đến những gì xuất hiện phía sau. Cành cây, cột đèn, biển giao thông hay người đi lại… đều khiến bức ảnh của bạn trở thành thảm họa.

Hãy loại bỏ chúng ra khỏi khung hình bằng cách di chuyển và chọn góc chụp khác phù hợp hơn. Hãy lựa chọn những ống kính có khẩu độ lớn giúp xóa phông tốt hơn, người xem sẽ không để ý đến những gì có trong hậu cảnh.

Một lưu ý khác đó là khi chụp, đừng lựa chọn những phông nền quá rắc rối, màu sắc sặc sỡ dẫn đến chủ thể bị lu mờ, không nổi bật.

3. Ống kính không sạch sẽ

Ống kính không sạch sẽ
Ống kính không sạch sẽ

Chỉ một vết xước nhỏ hay vết ố trên ống kính cũng khiến chất lượng hình ảnh của bạn giảm sút đáng kể. Thường xuyên lau chùi, vệ sinh ống kính cũng như thân máy sẽ là cách đơn giản nhất vừa giúp đảm bảo chất lượng ảnh chụp, vừa giúp thiết bị có tuổi thọ lâu bền hơn.

Ngoài ra, bảo quản tốt thiết bị cũng giúp túi tiền của bạn dư giả hơn, tạo điều kiện mua sắm thêm các “đồ chơi” nhiếp ảnh mới phục vụ cho đam mê của mình.

4. Nhỡ tay định dạng thẻ nhớ

Nhỡ tay định dạng thẻ nhớ
Nhỡ tay định dạng thẻ nhớ

Mọi công sức mà bạn làm được sẽ tan thành mây khói nếu mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Mặc dù có những phần mềm hỗ trợ khôi phục lại dữ liệu, nhưng đây là điều mà không ai muốn mắc phải dù chỉ một lần.

Khi cầm máy trên tay, mọi thao tác đều phải từ từ và đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Trong trường hợp muốn định dạng lại thẻ nhớ, hãy bình tĩnh và chắc chắn rằng mọi dữ liệu đã được sao lưu đầy đủ.

5. Thay đổi cách chụp

Thay đổi cách chụp
Thay đổi cách chụp

Thực chất, đây không được coi là một sai lầm trong nhiếp ảnh. Tùy từng người, từng phong cách mà có cách chụp hay cái nhìn khác nhau về cảnh vật. Đôi khi thay đổi giúp chúng ta tìm tòi được nhiều cái mới cũng như sáng tạo hơn trong nhiếp ảnh.

6. Hết pin/bộ nhớ

Hết pin/bộ nhớ
Hết pin/bộ nhớ

Đây cũng là lỗi nghiêm trọng không kém lỗi định dạng thẻ nhớ. Khi mắc phải 1 trong 2 trường hợp này không những gây ức chế cho người chụp và được chụp, mà còn khiến bạn bỏ lỡ những khoảnh khắc đặc biệt nhiều khi chỉ xuất hiện 1 lần duy nhất.

Nếu có đủ điều kiện, hãy sắm thêm ít nhất một viên pin và một thẻ nhớ đi kèm, phòng trong trường hợp xấu nhất xảy ra. Đặc biệt cần thiết khi bạn đi du lịch xa, khi muốn ghi lại nhiều cảnh đẹp hay đến những nơi không có sẵn điện để sạc pin.

7. Để máy bị rung khi dùng tripod

Để máy bị rung khi dùng tripod
Để máy bị rung khi dùng tripod

Đừng nghĩ rằng việc sử dụng chân máy ảnh đã đảm bảo hình ảnh của bạn không bị rung khi chụp. Một số yếu tố khách quan như gió, địa điểm đặt tripod kém vững chắc cũng khiến hình ảnh của bạn bị hỏng. Đặc biệt là khi bạn chụp ảnh với tốc độ màn trập chậm hay chụp phơi sáng.

Do đó, trước khi chụp, hãy đảm bảo những yếu tố xung quanh không làm máy của bạn không bị rung như: vặn chặt các khớp trên tripod, địa điểm đặt máy vững chắc, che chắn nếu có gió to.

8. Cạn ý tưởng chụp

Cạn ý tưởng chụp
Cạn ý tưởng chụp

Nhiếp ảnh là bộ môn nghệ thuật đòi hỏi khả năng sáng tạo rất lớn. Nếu không có ý tưởng chụp, bạn sẽ nhanh chán cũng như mất hứng thú với việc chụp ảnh.

Đừng lo, hãy cứ xách máy lên và đi! Khám phá những địa điểm mới hay hòa mình vào thiên nhiên là cách rất tốt giúp bạn lấy lại hứng thú. Bạn cũng có thể tham gia các diễn đàn, fanpage về nhiếp ảnh, kết bạn giao lưu với nhiều người có chung sở thích hay tìm một vài người bạn đi chụp ảnh cùng. Điều này sẽ giúp bạn trau dồi thêm kinh nghiệm cho niềm đam mê nghệ thuật của mình.

Chia sẻ