Chụp ảnh trong sương mù, trong hơi nước hay trong mây mù, có thể làm hình ảnh mang một tâm trạng rất tuyệt vời và nhiều xúc cảm cho chủ đề của bạn. Tuy nhiên, nó cũng rất dễ dàng làm tấm ảnh của bạn xóa mờ và phẳng. Bài viết này sử dụng những ví dụ để minh họa cách chụp các bức ảnh trong môi trường độc đáo này.
Nhấn mạnh chiều sâu
Các đối tượng trở nên dần dần xa hơn từ máy ảnh của bạn, nó không chỉ nhỏ hơn và cũng đánh mất độ tương phản – và đôi khi tạo nên sự kịch tính. Đôi khi đó là sự may mắn, nhưng cũng có những vấn đề khó giải quyết. Vì nó làm tăng sự khác biệt giữa các đối tượng ở gần và ở xa, vì thế các vật ở xa sẽ khó chụp hơn vì sự cách biệt này.
Nhấn mạnh vùng sáng
Những hạt sương mù sẽ làm tán xạ ánh sáng nhiều hơn. Điều này giúp làm dịu ánh sáng, nhưng cũng tạo ra các vệt ánh sáng có thể nhìn thấy phát ra từ nguồn sáng. Một ví dụ tiêu biểu là khi chụp khu rừng vào buổi sáng, chúng ta thường sẽ nhìn thấy các vệt sáng chiếu xuống những tán lá ở rừng cây, là do ánh sáng bị phân tán vì không gian đầy hơi nước của buổi sớm.
Nhấn mạnh hình dáng
Sương mù có thể giúp làm nhấn mạnh hình dạng chủ đề của bạn, bởi vì nó có thể làm giảm độ tương phản và những chi tiết bên trong. Thông thường, đối tượng sẽ được nhấn chìm trong bóng tối, chỉ để thấy rõ hình dáng của chủ đề.
Tránh vùng sương mù để chụp toàn cảnh
Bạn có biết: “rất khó để chụp một khu rừng từ bên trong.” Bởi vì sẽ bạn sẽ không nhận ra đó là một khu rừng, khi khung cảnh chỉ chứa vài góc cây. Vì thế bạn phải bước ra ngoài, để nhìn thấy toàn bộ khu rừng và không bị bất cứ cây nào cản trở khi chụp. Kỹ thuật này cũng có thể áp dụng khi bạn chụp sương mù.
Tốc độ màn trập để tối đa hiệu quả sương mù
Giống như khi bạn chụp lúc thời tiết và các đám mây, khi chụp ảnh trong thời tiết sương mù, chúng ta cần điều chỉnh tốc độ màn trập sao cho có thể tạo sự khác biệt lớn với ánh sáng. Tùy thuộc vào loại sương mù, nó có thể di chuyển thành từng khối với độ dày khác nhau theo thời gian. Tuy nhiên, những khác biệt này đôi khi rất khó phát hiện, nếu chúng xảy ra từ từ, và mắt của chúng ta không thể phân biệt sự thay đổi rất nhỏ về độ tương phản này.
Hãy cẩn thận hơi nước ngưng tụ
Nếu có nước ngưng tụ trong không khí, thì chắc chắn sẽ có khả năng nước ngưng tụ trên bề mặt của ống kính hoặc bên trong máy ảnh của bạn. Nếu nhiệt độ trên thân máy ảnh tương tự như trong không khí, và sương mù không quá dày đặc, có thể bạn không nhận thấy bất kỳ sự ngưng tụ nào.
Tuy nhiên, sự ngưng tụ sẽ xuất hiện nếu bạn mang máy ảnh ra từ môi trường ấm hơn.
May thay, có một cách để hạn chế điều này, Trước khi lấy ống kính và máy ảnh ra, bạn hãy đặt chúng vào trong bao nilong chống ẩm và đảm bảo nó được niêm phong kín. Bạn có thể mang túi này ra ngoài, và đợi cho đến khi máy ảnh đạt nhiệt độ bằng với môi trường bên ngoài, rồi hãy lấy máy ra.