Các nguyên nhân khiến hình chụp bị out nét
Trong nhiếp ảnh việc chụp một hình đẹp đảm bảo được độ nét là một điều tuyệt vời và không mấy khó khăn, nhưng với nhiều người chơi máy ảnh nghiệp dư, việc cầm máy ảnh và bấm nhiều khi sẽ khiến bức hình dễ bị out nét, đôi khi nhìn thấy trên máy thì đẹp nhưng khi copy vào máy tính thì thấy hình bị mờ và không được nét căng, vậy nguyên nhân là do đâu, mời các bạn theo dõi bài viết các nguyên nhân khiến bức hình out nét nhé .
Các nguyên nhân khiến hình chụp bị out nét
1, Lấy nét sai:
Lỗi này lỗi cơ bản và gặp nhiều nhất, đối với nhiều người chơi máy ảnh nghiệp dư thì việc chụp hình lấy nét sai thường xuyên xảy, ở chế độ auto thì thường bị out nét là vì chủ thể được chụp nằm ở phía sau một vật ở phía trước dẫn đến máy sẽ lấy nét ở phần phía trước chủ thể bạn muốn chụp. Hay ở chế độ ưu tiên khẩu độ hay Manual nhiều khi bạn thường set máy ở chế độ lấy nét theo điểm, bạn setup điểm lấy nét ở phía bên trên góc trái mà khi chụp chân dung bạn lại để mẫu đứng ở 1/3 góc hình phía bên phải dẫn đến lấy nét sai gây ra out nét. Và khi bạn chuyển qua chế độ MF của lens, có thể trong quá trình ngắm và quan sát trên máy ảnh, bạn không phân biệt được đâu là vùng vùng nét và đâu là vùng không nét dẫn đến lấy nét sai trong bức ảnh.
2, Tốc độ chụp quá thấp.
Thông thường có một quy tắc mà người ta hay chỉ cho nhau để có tốc độ chụp phù hợp đó là để đảm bảo hình không bị out nét thì tốc độ chụp của máy ít nhất phải bằng (1/độ dài của tiêu cự). Ví dụ lens bạn có tiêu cự 135F2.8 thì ít nhất bạn phải thiết lập tốc độ chụp ít nhất là 1/135 giây, nếu muốn an toàn hơn thì các bạn để cao hơn chút, tầm 1/150 giây. Và các bạn chú ý điều này chỉ áp dụng với máy Film và máy kỹ thuật số có cảm biến FullFrame. Nếu bạn dùng máy Crop thì bạn nhân độ dài tiêu cự của lens rồi nhân cho hệ số Crop, thường là X1.5, ví dụ lens của bạn là 85F1.8 dùng trên máy Crop thì tốc độ máy phải là [1/(85×1.5)] là khoảng 1/127 giây.
3, Máy ảnh bị rung.
Trong nhiều trường hợp việc bạn không thể tăng tốc độ chụp lên, hay có thể gặp phải những trường hợp làm rung máy và vô tình để hình ảnh bị rung, nhòe gây ra out nét. Và nhiều khi máy ảnh bạn tưởng đã ổn định vị trí nhưng đôi khi cũng bị rung ngay khi bạn bấm nút chụp. Khi đã gắn máy ảnh lên chân máy , phần đông người chụp sẽ không để ý nhiều đến điều này, Ví dụ bạn đang đi trên thuyền, mặc dù đã có chân máy vững chắc nhưng nhiều khi bạn cũng sẽ bị rung máy do còn có yếu tố bên ngoài khác nữa. Hay có thể máy ảnh của bạn cũng sẽ bị rung do chính gương lật trong máy. Đôi khi mọi thứ tưởng chừng đã được chuẩn bị rất kỹ càng nhưng máy ảnh vẫn bị rung và hình bị mờ thì bạn phải nghĩ đến nguyên nhân chính là do chiếc gương lật trong máy của bạn. Chuyển động nhẹ của gương lật trong máy cũng có đủ rung động để làm máy ảnh của bạn bị rung khi đã gắn trên chân máy.
4, Chủ thể được chụp chuyển động.
Bạn sẽ rất vất vả khi phải chụp những chủ thể đang chuyển động mặc dù nhiều hay ít. Ví dụ bạn chụp đứa trẻ đang vui đùa bay nhảy tung tăng, rất khó để có thể bắt dính khoảnh khắc đó.có thể nguyên nhân phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng của tự nhiên mà bạn phải điều tốc độ chụp đủ để bạn ghi lại những hình ảnh đảm bảo độ nét ở chủ thể và không bị out nét tại chủ thể được chụp. Bạn phải chú ý kỹ mối tương quan giữa tốc độ màn trập, độ nhạy sáng ISO và khẩu độ của ống kính để điều chỉnh các thông số phù hợp nhằm chụp những tấm hình đẹp nhất nhé.
5, Không chọn chế độ Continous AF trên máy ảnh
Hiện nay trên các máy ảnh đời mới, khi bạn nhấn nhẹ nút chụp thì lúc đó máy ảnh sẽ tự động chuyển qua chế độ lấy nét, và tại thời điểm đó khi bạn muốn chụp thì bạn giữ nguyên vòng focus tại ngay vị trí đó, cho đến khi thả ngón tay mà nhấn nút ra, nếu muốn chụp bạn tiếp tục bấm lại một lần nữa . Trường hợp nếu bạn muốn đổi vị trí lấy nét khác thì bạn phải lặp lại thao tác này. Nếu bạn dùng chế độ AF bình thường khi bắt đầu nhấn cò lấy nét mà chủ thể chuyển động thì phần đa là bạn sẽ lấy nét sai dẫn đến việc hình không được nét.
6, Độ sâu trường ảnh quá mỏng.
Có nhiều bạn khi mua và sử dụng lens có độ mở lớn và có thói quen mở khẩu hết cỡ, nếu là như vậy khiến cho DOF quá mỏng, và khi bạn cố gắng để mở khẩu độ của lens lớn nhất, vô tình sẽ khiến hình ảnh không có được độ nét rộng mà chỉ nét ở một vùng nhất định. Trường hợp nếu chụp mà đòi hỏi nét đều thì các bạn phải khép khẩu xuống vài Stop để có được vùng nét rộng hơn, hay bạn có thể tăng độ nhạy sáng ISO lên để cứu vớt được chút đỉnh.
Cả nhà tham gia => Hội đam mê nhiếp ảnh để tiện giao lưu nhé
7, Khẩu độ mở quá nhỏ
Khi bạn mở khẩu độ ống kính nhỏ thì nó sẽ làm tăng các tác động của yếu tố nhiễu xạ, làm bẻ cong lượng ánh sáng đi qua các lá khẩu của ống kính, dẫn đến việc ngăn cản tập trung ánh sáng vào cảm biến vô tình sẽ làm mờ hình ảnh đi rất nhiều,và điều này có nghĩa là độ sâu trường ảnh có tỷ lệ so với độ nét của hình ảnh, Chú ý thay vì bạn khép khẩu độ xuống mức thấp nhất của lens thì bạn hãy thử khép khẩu xuống tầm F/ 5.6 hoặc F/ 8. Sẽ giảm được chút đỉnh.
Cuối cùng sau khi chụp các nên cũng nhớ kiểm tra độ nét khi mở hình ảnh trên màn hình lớn như máy tính để kiểm tra nhé. Ở trên là bài viết liệt kê những nguyên nhân làm hình bị mờ và out nét. Vì thế để đảm bảo hình ảnh sắc nét các bạn tham khảo bài viết=> Cách chụp hình nét căng để tham khảo thêm nhé. Chúc các bạn thành công.!!!
8, Yếu tố thiết bị
Ngoài các yếu tố trên còn có yếu tố thiết bị là body hoặc lens bị lêch focus (Front back) hoặc lens ở khẩu lớn nhất không nét.
Để tham gia giao lưu nhiếp ảnh cả nhà tham gia Hội đam mê nhiếp ảnh để cùng giao lưu nhé ^_^.