Những điều cần tránh khi chụp ảnh

14018

Những điều cần tránh khi chụp ảnh

Khi mới vào con đường nhiếp ảnh, sẽ có lúc bạn thấy sự bỡ ngỡ hay bối rối của những người tập chụp ảnh lần đầu cho một ai đó mà họ quen biết, có thể trong đó có bạn. Chính vì những sự bối rối hay bỡ ngỡ này đã tạo nên một vài sai lầm cơ bản mà đa số những người chụp ảnh thường mắc phải dù cho họ là dân chuyên nghiệp hay nghiệp dư.

Những điều cần tránh khi chụp ảnh
Những điều cần tránh khi chụp ảnh

Những điều cần tránh khi chụp ảnh

Một số sai lầm thường mắc bao gồm:
1,Sự do dự để lỡ khoảnh khắc
Một trong những thói quen đáng nói nhất của những người không chuyên là do dự khi cầm máy. Sự lưỡng lự và do dự này sẽ để lỡ mất một vài khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ nhất chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và có thể nó sẽ không bao giờ xảy ra trong tương lai nữa. Có thể nói rằng, đa số những người chụp ảnh nghiệp dư họ thường quan tâm tới vấn đề người xem ảnh của họ sẽ nghĩ gì về bức ảnh của họ chụp ra. Phần lớn người xem hình sẽ yêu thích những tấm ảnh chụp với cảm xúc vui tươi thay vì cảm xúc buồn ví dụ như hình ảnh của một đứa bé đang khóc .
Bên cạnh việc chậm trễ do con người thì còn một vấn đề nữa đó là các yếu tố về máy móc thiết bị. Dù cho bạn đã sẵn sàng và người được chụp cũng sẵn sàng nhưng máy móc chưa đáp ứng kịp thì cũng lực bất tòng tâm. Với những trường hợp này bạn nên để chế độ tự động hoàn toàn hay chế độ bán tự động cho máy tính toán nếu bạn cảm thấy mình chưa hoàn toàn làm chủ được thiết bị. Đối với người chuyên nghiệp hơn thì có thể lưu ở định dạng file RAW để xử lý hậu kỳ nếu muốn.
2, Để ISO quá thấp
Có khá nhiều người tin rằng để Độ nhạy sáng (ISO) thấp nhất có thể để hình ảnh chụp ra đỡ bị noise hơn, nên họ đã cố gắng để thiết lập giá trị ISO ở mức thật thấp.

Những điều cần tránh khi chụp ảnh
Những điều cần tránh khi chụp ảnh

Tuy vậy trong nhiều trường hợp có thể việc làm thế này sẽ bị phản tác dụng khi nỗi sợ nhiễu hạt lại mang đến cho họ những bức hình nhòe và mờ vì tốc độ chụp sẽ giảm xuống quá thấp. Và hiện nay, đã có nhiều nhiếp ảnh gia cố tình tăng ISO cao để tăng độ nhiễu hạt cho những bức hình của mình nhằm tạo một hiệu ứng lạ và đặc biệt cho bức hình.
Hiện nay với máy ảnh số hiện đại việc khử noise khá tốt nên bạn cứ mạnh dạn tăng mức ISO lên cao đến mức bạn thấy hợp lý. Nếu bạn lo sợ hình ảnh bị noise, thì sau khi chụp bạn có thể sử dụng các phần mềm như photoshop, lightroom để chỉnh sửa làm giảm được phần nào mức độ nhiễu của hình ảnh. Thông thường bạn tăng ISO lên mức dưới 800 thì mức này sẽ không có noise quá nhiều, tạm chấp nhận được. Bạn nên lựa chọn cho mình một mức giá trị ISO cao ở mức hợp lý nhất mục đích là tránh tình trạng sai sắc của hình ảnh và giảm độ chi tiết của ảnh. Trường hợp nếu hình bạn bị nhiễu hạt nhiều quá bạn nên chuyển qua ảnh đen trắng bằng các phần mềm bổ trợ, như vậy hình sẽ đẹp hơn và đỡ mất công chỉnh sửa hình quá nhiều mất thời gian.
3, Lấy nét sai và out nét:
Đa phần đối với những người dùng mới khi mua lens khẩu lớn để chụp chân dung thì bạn thường thấy họ mở khẩu hết cỡ. Họ cứ nghĩ là mở khẩu tối đa thì hình càng tuyệt vời hơn. Nhưng họ không biết rằng khi mở khẩu lớn nhất thì dẫn đến việc độ sâu trường ảnh (DOF) mỏng dẫn đến vùng nét sẽ hẹp nên việc out nét là rất dễ xảy ra, vậy làm gì để chụp hình nét căng mà không bị out nét ??? Bạn tham khảo bài viết Cách chụp hình nét căng để tìm hiểu thêm. Ngoài ra việc lấy nét sai thường là do bạn chọn chế độ lấy nét theo điểm và chọn điểm lấy nét sai dẫn đến hình cũng bị out. Hay bạn chưa bấm 1/2 nút chụp để lấy nét mà bạn đã bấm thẳng luôn dẫn đến việc máy chưa lấy nét mà đã chụp rồi.

Những điều cần tránh khi chụp ảnh
Những điều cần tránh khi chụp ảnh

4, Chế độ cân bằng trắng sai

Mình vẫn luôn tin dùng chế độ cân bằng trắng Auto vì mình nghĩ là máy hiện nay đã rất thông minh và mắt người không hẳn đã đúng khi nhìn bên ngoài. Việc cân bằng trắng sai dẫn đến nhìn màu của bức hình không được phù hợp,tùy vào từng địa điểm và thời gian cụ thể, ví dụ trước đây bạn thiết lập chế độ trời có mây, bóng râm để chụp ngoài trời, một hôm sau bạn chụp tiệc buổi tối ở trong nhà mà bạn quên thiết lập lại thì bức hình sẽ bị sai màu hay có thể màu sẽ rất khó chịu. Tốt nhất bạn nên để chế độ auto vì hiện nay các máy ảnh hiện nay đều trang bị tính năng cân bằng trắng tự động rất tốt. Nếu bạn giỏi về hậu kỳ bạn có thể chụp file RAW để chỉnh sửa lại màu cho bức hình nhưng việc này cũng tốn khá nhiều thời gian đấy.

5, Chụp hú họa
Thói quen này khá nhiều người mắc phải đó là thấy gì cũng chụp và chụp liên tục, nhiều khi không quan tâm đến bố cục hay sắp xếp lại những thứ cần chụp cho đẹp hơn… Nếu may mắn xem lại hình đã chụp có thể có vài bức hình ưng ý, nhưng tốt nhất bạn nên chú ý quan sát, lựa chọn góc chụp và dành chút thời gian sắp xếp lại khung hình hay tìm hiểu những tiểu xảo nhỏ nhằm đem lại cho người được chụp cảm giác vui vẻ khi chụp hình. Bạn nên nhớ chụp hình cũng là một bộ môn nghệ thuật, một bức hình đẹp phải cấu thành từ nhiều yếu tố, tránh vội vàng mà chụp lấy chụp để, làm hư hỏng hết cả những tấm hình đẹp.
6, Chỉnh sửa gần như mọi tấm ảnh

Những điều cần tránh khi chụp ảnh
Những điều cần tránh khi chụp ảnh

Việc làm này sẽ mất rất nhiều thời gian và nhiều khi có nhiều tấm khách hay người được chụp không muốn bạn chỉnh sửa. Bạn hãy cho khách hàng xem qua và họ thích tấm nào và họ muốn sửa thì bạn hẵng sửa bởi vì có nhiều tấm bạn sửa mà họ vẫn không thích và có thể lúc đó khuôn mặt hay bố cục họ không thích. Trường hợp bạn muốn chỉnh hết, kéo lại màu thì hãy dùng phần mềm Lightroom và dùng Preset có sẵn để kéo màu cùng một lúc cho nhanh khỏi tốn thời gian.

7, Cứ nghĩ mở khẩu lớn nhất là tốt

Thực tế có thể đúng khi bạn chụp ảnh chân dung, nhưng khi bạn chụp tập thể từ 2 người trở lên thì việc này đã hoàn toàn khác, khi bạn mở khẩu lớn thì việc nét người này, mất nét người kia là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy bạn nên lưu ý khoản này

8, Để tốc độ chụp quá thấp

Nhiều bạn khi chụp đêm hay sử dụng chế độ Av mà quên mất phải điều chỉnh bù trừ sáng để tốc độ chụp nhanh lên, vì vậy đôi khi các bạn chọn chế độ Av mà chụp tốc độ rất thấp dẫn đến hình bị nhòe và mờ. Cách giải quyết là bật hết đèn trong phòng có thể  hoặc dùng đèn flash hay tăng ISO lên để bù sáng cho ảnh.

9, Chọn sai tiêu cự khi đi chụp

Việc sử dụng tiêu cự trong mỗi trường hợp là hoàn toàn có mục đích khác nhau, ví dụ khi chụp tiệc bạn nên dùng lens zoom tiêu cự từ 24-120 nếu là Fullframe hay crop thì 18-135 để linh động hơn trong việc chụp sự kiện. Nếu dùng lens Fix tiêu cự cố định thì bạn sẽ di chuyển khá đuối hay tiêu cự quá dài nên không lấy được hết người muốn chụp. Cũng như chụp ảnh chân dung bạn nên dùng 1 ống zoom góc rộng để lấy cảnh và 1 ống kính tele khẩu lớn để xóa phông đẹp hơn. Dĩ nhiên là sẽ có ngoại lệ.

10, Mua thiết bị quá đà khi chưa hiểu biết về nó

Rất nhiều người đã hỏi mình chỗ bán máy để đỡ mất giá khi nghe bạn bè tư vấn mỗi người một kiểu rồi cái gì cũng mua dẫn đến không có nhu cầu sử dụng rồi giờ phải mang đi bán tháo. Đây là bài học cho người mới tập chơi là trước khi mua máy phải biết mình muốn gì và ngân sách bao nhiêu để có tính toán hợp lý nhất.

(*) Cả nhà tham gia Group Hội đam mê nhiếp ảnh để tiện giao lưu trao đổi kinh nghiệm nhiếp ảnh và chỉnh sửa hình ảnh nhé.